Tăng sắc tố da (phổ biến là thâm, nám) luôn là một câu chuyện dài trong tiếp cận và điều trị. Việc kiểm soát và điều trị nám luôn gặp nhiều khó khăn, thách thức do kết quả điều trị không nhất quán cũng như tỷ lệ tái phát khá cao và thường xuyên. Hãy cùng Skinista tìm hiểu về các hoạt chất bôi thoa dùng trong điều trị tình trạng tăng sắc tố da, nhằm duy trì làn da khỏe mạnh và đem lại vẻ ngoài tự tin bạn nhé!
1. Tăng sắc tố da là gì
Tăng sắc tố da, tiếng Anh là hyperpigmentation, là một tình trạng mà các mảng/đốm da trở nên sẫm màu hơn so với vùng da xung quanh. Điều này thường xảy ra khi hắc tố melanin (sắc tố quyết định màu sắc của làn da) bị dư thừa. Chứng tăng sắc tố da có thể ảnh hưởng đến bất kỳ màu da hay chủng tộc nào.
2. Các loại hình tăng sắc tố ở da
Bạn có biết có nhiều biểu hiện tăng sắc tố da khác nhau? Chúng được chia thành 4 loại chủ yếu cùng với những đặc điểm nhận diện cơ bản sau:
Tàn nhang
Đầu tiên, phổ biến nhất phải kể đến là tàn nhang. Mặc dù di truyền có thể là yếu tố ảnh hưởng đến việc bạn có bị tàn nhang hay không nhưng những chấm nhỏ này thường là dấu hiệu của việc da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời. Những đốm tàn nhang phát triển sau nhiều lần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và đặc biệt phổ biến ở những người có nước da trắng. Chúng thường trở nên nổi bật và sẫm màu hơn trong những tháng trời nắng gắt.
Đồi mồi
Đồi mồi với nhiều tên gọi khác nhau như: đốm gan, đốm nắng, đốm nâu. Chúng là những đốm sắc tố có màu sắc trải dài từ nâu nhạt đến đen và xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể do tia UV từ ánh nắng mặt trời gây ra. Tình trạng da này phải được lưu ý vì chúng có khả năng phát triển thành ung thư da và u ác tính.
Nám da
Tình trạng nám da (melasma hoặc chloasma) thường diễn ra phổ biến ở phụ nữ. Nó xuất hiện trên mặt dưới dạng các mảng nâu hoặc rám nắng; những thay đổi nội tiết tố có thể thúc đẩy quá trình hình thành các mảng này. Tuy nhiên, tình trạng có thể diễn biến nặng hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều, bên cạnh việc sử dụng một số loại thuốc, căng thẳng và mang thai (đó là lý do tại sao tình trạng này đôi khi được gọi là ‘mặt nạ thai kỳ’).
Tăng sắc tố da sau viêm
Chứng tăng sắc tố sau viêm (Post-inflammatory hyperpigmentation – PIH) thường là kết quả của mụn trứng cá, bỏng, ma sát hoặc các phương pháp điều trị lâm sàng tích cực như lột da bằng hóa chất, điều trị bằng laser hoặc xung ánh sáng cường độ cao… Loại tăng sắc tố này có thể cải thiện theo thời gian và có thể điều trị được bằng các sản phẩm bôi ngoài da.
3. Các hoạt chất bôi thoa trong điều trị tăng sắc tố da
Arbutin
Arbutin có khả năng ức chế enzyme tyrosinase, qua đó ngăn cản sự chuyển hoá và tạo thành melanin. Ngoài ra, arbutin còn thể hiện hoạt tính chống oxy hoá yếu, bổ trợ cho việc ức chế con đường melanogenesis thông qua phản ứng viêm và gốc tự do.
Việc Arbutin có thể chuyển hoá thành Hydroquinone trong quá trình bảo quản và sử dụng không vẫn còn nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, các bằng chứng hiện tại cho thấy quá trình chuyển hoá là thấp và tương đối an toàn so với việc sử dụng Hydroquinone.
α-arbutin có thể sử dụng ở nồng độ tối đa 2%, trong khi nồng độ β-arbutin có thể lên đến 7%. Arbutin có thể sử dụng từ 1-2 lần một ngày, với tần suất sử dụng tăng dần để nền da đáp ứng dần. Arbutin có thể cho hiệu quả hiệp đồng với vitamin C để tăng tác dụng chống oxy hoá và làm sáng.
Tranexamic Acid
Ngoài ra, TXA cũng là một trong những hoạt chất hiếm hoi đã được chứng minh hiệu quả trong điều trị PIE (hồng ban sau viêm) có thể kể đến như thâm đỏ sau mụn, hay rosacea.
Tranexamic acid có thể được sử dụng cả đường bôi, đường uống và có thể tăng khả năng hấp thu khi sử dụng cùng một số liệu pháp xâm lấn ít như lăn kim hoặc tiêm vi điểm. Chỉ định làm sáng của tranexamic đường uống là một chỉ định “ngoài hướng dẫn” (off-label) và cần được chỉ định sử dụng bởi bác sĩ. Nồng độ sử dụng tranexamic trong mỹ phẩm dao động từ 3-5%.
Retinoids
Cơ chế tác động chủ yếu của retinoids là thông qua sự thúc đẩy thay đổi tế bào (cell turn-over), qua đó làm thay các tế bào biểu bì trên bề mặt da chứa các mảng – đốm sắc tố melanin, dẫn đến sự đều màu da. Một số nghiên cứu còn chỉ ra cơ chế bổ trợ của retinoids thông qua sự ức chế tổng hợp tyrosinase, qua đó làm giảm lượng melanin tạo thành.
Azelaic acid
Azelaic acid là một trong những sản phẩm điều trị hiếm hoi có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai và cả phụ nữ cho con bú (phân loại FDA-B).
Đối mặt với tình trạng tăng sắc tố da có thể khiến bạn cảm thấy mất tự tin. Tuy nhiên, không cần lo lắng, vì Skinista mang đến cho bạn những gợi ý về các hoạt chất làm giảm tăng sắc tố hiệu quả tốt nhất. Cân nhắc vào tình trạng da để lựa chọn hoạt chất và phối hợp phù hợp, vì điều trị sắc tố là một cuộc đua dài hơi, Skinista chúc bạn luôn láng mịn và tìm được một “lối đi riêng” cho làn da của mình ^^