Mụn là “kẻ thù” số 1 của làn da, khiến bạn trở nên mệt mỏi và thiếu tự tin trong sinh hoạt cũng như giao tiếp hằng ngày. Có rất nhiều phương pháp điều trị mụn như bôi thoa, kê đơn thuốc, sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên…Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng phù hợp, đôi khi khiến tình trạng trở nặng. Và trong bài viết ngày hôm nay, Skinista sẽ giới thiệu đến bạn một số hoạt chất trị mụn phổ biến nhất. Giúp bạn có thêm thông tin cho quá trình điều trị các loại mụn trên da. Cùng khám phá ngay nhé!
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng mụn mà bạn cần biết
1.1. Tuyến dầu và bã nhờn hoạt động mạnh mẽ
Ở một số người có tuyến dầu và bã nhờn hoạt động mạnh mẽ do cơ địa hoặc do da thiếu độ ẩm cũng rất dễ bị mụn nếu không chăm sóc đúng cách. Da có quá nhiều bã nhờn rất dễ gây bít tắc lỗ chân lông, tạo môi trường hoàn hảo cho bụi bẩn và vi khuẩn sinh sôi gây ra mụn.
1.2. Do các vi khuẩn gây mụn Propionibacterium hay P.Acnes
Propionibacterium hay P.Acnes là một loại vi khuẩn kỵ khí nằm sâu bên trong nang lông và lỗ chân lông. Trong điều kiện thông thường, những vi khuẩn này sẽ không thể tấn công da gây mụn. Tuy nhiên, trong môi trường nhiều bụi bẩn và thiếu oxy, loại vi khuẩn này sẽ phát triển rất nhanh, tấn công tuyến bã nhờn gây nên các phản ứng viêm, sưng, từ đó hình thành mụn trứng cá.
1.3. Tế bào chết tích tụ trên da là nguyên nhân gây mụn
Một trong những nguyên nhân gây mụn khá phổ biến là do nhiều người không tẩy tế bào chết định kỳ. Điều này khiến các lớp da chết tích tụ trên bề mặt, gây bít tắc lỗ chân lông, mất cân bằng độ ẩm và nhiều vấn đề khác. Về lâu dài, điều này sẽ phá vỡ hàng rào bảo vệ da, khiến da bị mụn tấn công.
1.4. Sử dụng các loại mỹ phẩm không phù hợp
Không ít trường hợp sử dụng mỹ phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có chứa các thành phần gây hại cho da khiến mụn phát triển ồ ạt, mất kiểm soát. Điều này đặc biệt dễ thấy khi bạn sử dụng các loại kem dưỡng da có chứa corticoid, làm trắng da cấp tốc nhưng lại gây bào mòn da, làm mất hàng rào bảo vệ tự nhiên. Kết quả là da trở nên rất yếu và xuất hiện mụn nghiêm trọng.
1.5. Thay đổi nội tiết tố
Thay đổi nội tiết tố trong quá trình dậy thì, mang thai hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt có thể khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, làm da bị nhờn rít, bít tắc gây ra mụn.
1.6. Các thói quen xấu có thể là nguyên nhân gây nên mụn
Ngoài những nguyên nhân gây mụn được đề cập ở trên, có khá nhiều trường hợp bị nổi mụn là do các thói quen sinh hoạt hằng ngày. Có thể kể đến như chế độ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên nặn mụn, tẩy da chết quá mức hoặc căng thẳng kéo dài,… Những yếu tố này dù tác động từ bên ngoài hay bên trong vẫn khiến làn da chịu những tác động nhất định, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn và dễ sinh mụn hơn.
2. Những hoạt chất trị mụn hiệu quả nhất hiện nay
Hiện nay, các dạng hoạt chất trị mụn được dùng và ứng dụng rộng rãi. Mỗi hoạt chất sẽ có công dụng, tính năng điều trị riêng. Một số hoạt chất trị mụn được sử dụng như Benzoyl Peroxide, Salicylic Acid (BHA), Tretinoin, Glycolic Acid (AHA), Azelaic Acid, Tea Tree Oil (tinh dầu tràm trà)…
2.1. Benzoyl Peroxide
Đây là hoạt chất được sử dụng rộng rãi, thường xuất hiện trong các sản phẩm trị mụn. Cung cấp oxy vào tận các lỗ chân lông, triệt tiêu tận gốc các vi khuẩn. Giúp lỗ chân lông được thông thoáng, kích thích trao đổi chất hiệu quả.
2.2. Salicylic Acid (BHA)
Salicylic Acid là hoạt chất thuộc nhóm BHA (Beta Hydroxy Acid). Là acid vô cơ gốc dầu, có khả năng đi qua lớp dầu tự nhiên, tiến vào sâu lỗ chân lông. Từ đó, hỗ trợ làm sạch sâu, loại bỏ lớp tế bào chết già cỗi và hạn chế bít tắc chân lông hiệu quả.
Bạn thường sẽ thấy các loại kem dưỡng, sữa rửa mặt và các sản phẩm chăm sóc da khác có chứa thành phần Salicylic Acid. Giúp loại bỏ tình trạng mụn đầu đen, mụn đầu trắng và mụn trứng cá. Tuy nhiên, hoạt chất trị mụn này có thể gây ra khô da hoặc kích ứng nếu không sử dụng đúng cách.
2.3. Azelaic Acid
Được biết đến là một trong những dược chất có tính kháng khuẩn, chống viêm hàng đầu hiện nay. Thường có trong một số nguyên liệu như lúa mì, lúa mạch….Hỗ trợ điều trị mụn trứng cá, mụn viêm hiệu quả.
Azelaic Acid giúp làm sạch da, thông thoáng lỗ chân lông và ngăn ngừa mụn tái phát hiệu quả. Hỗ trợ giảm thiểu tình trạng nám da, ít gây ra tình trạng kích ứng như nhiều hoạt chất khác.
2.4. Glycolic Acid (AHA)
Glycolic Acid thuộc họ AHA. Có kích thước cực kỳ nhỏ so với các loại acid khác có trong họ AHA. Nguồn gốc từ trái cây tự nhiên như nho, cam quýt,…Nhìn chung hoạt chất này, hỗ trợ loại bỏ tế bào chết, sạch sâu lỗ chân lông…Từ đó “đánh bay” các loại mụn như mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn ẩn, mụn viêm…
3. Cách phòng tránh mụn hiệu quả mà bạn nên biết
Ngay cả khi bạn lựa chọn phương pháp tiên tiến nhất để trị mụn thì mụn vẫn hoàn toàn có thể quay lại nếu không chăm sóc da đúng cách. Để phòng tránh mụn, bạn nên chú ý những vấn đề sau:
- Chăm sóc da đầy đủ và phù hợp: Mỗi loại da đòi hỏi cách chăm sóc khác nhau. Do đó, bạn cần xác định đúng loại da, lựa chọn sản phẩm dưỡng da phù hợp với cơ địa. Bên cạnh đó, đừng quên chú ý các bước làm sạch, dưỡng ẩm và sử dụng kem chống nắng thường xuyên. Một làn da khỏe mạnh, đủ ẩm sẽ giúp bạn ngăn chặn hiệu quả nguy cơ gây mụn do các tác nhân từ bên ngoài.
- Rèn luyện lối sống lành mạnh, khoa học: Ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn và xây dựng chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp bạn có một sức khỏe tốt mà còn làm tiền đề cho một làn da khỏe mạnh. Các nguyên nhân gây mụn như thay đổi nội tiết tố, stress… sẽ khó có cơ hội tác động tiêu cực đến làn da.
- Vệ sinh chăn gối thường xuyên: Bụi bẩn và vi khuẩn từ chăn gối cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây mụn. Chính vì vậy, bạn nên chú ý vệ sinh và thay vỏ chăn gối thường xuyên để bảo vệ da.
Khắc phục tình trạng mụn là điều không dễ dàng và tốn nhiều thời gian. Nếu áp dụng sai cách khiến làn da bị tổn thương và ngày càng khó điều trị. Bài viết trên đây của Skinista đã cung cấp một số thông tin về hoạt chất trị mụn hiệu quả hiện nay. Hy vọng rằng, bạn cải thiện được tình trạng mụn và nhanh chóng sở hữu làn da mịn màng.