Bất kể là mùa nào trong năm, làn da của chúng ta cũng luôn đối mặt với vấn đề mụn, đặc biệt là mụn ẩn. Mụn ẩn dưới da tuy không gây sưng đau nhưng chúng khiến chúng ta thiếu tự tin vì làn da thiếu sức sống, xù xì, thô ráp, lỗ chân lông to. Hãy dành chút thời gian cùng nhau tìm hiểu chuyên sâu hơn các vấn đề xoay quanh mụn ẩn và 5 bước điều trị mụn ẩn dứt điểm chuẩn y khoa cùng Skinista, để giúp bạn tự tin hơn trong hành trình tìm lại làn da khỏe mạnh của chính mình nhé!
Mụn ẩn là gì?
Mụn ẩn (Hidden acne) là loại mụn có nhân ẩn sâu trong nang lông, mụn không gây đau, viêm sưng, không đỏ hay mưng mủ. Tuy nhiên, chúng lại lồi thành các nốt li ti trên da, khiến da sần sùi, không mịn màng.
Thông thường, các nhân mụn ẩn không tồn tại đơn lẻ mà nổi tập trung khá nhiều trong một khu vực. Nhân mụn có thể nhỏ như hạt cát nhưng đôi khi có thể lớn như hạt vừng, nổi lên khá rõ nhìn. Tất cả tùy thuộc vào tình trạng da của mỗi người. Mụn ẩn không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ phát triển thành viêm nhiễm, mụn bọc, mụn mủ nếu không biết cách điều trị và giữ vệ sinh.
Các vị trí xuất hiện mụn ẩn
Mụn ẩn có thể xuất hiện tại nhiều vùng da không chỉ trên mặt mà còn là nhiều vị trí trên cơ thể. Dưới đây là một số vị trí mà mụn ẩn thường xuyên xuất hiện:
Mụn ẩn trên trán
Trán là vùng chịu nhiều tác động bên ngoài nhất trên gương mặt của bạn. Lý do bị mụn ẩn trên trán có thể do vùng da này bị ảnh hưởng nặng từ nắng, bụi trên đường khi không che chắn kỹ; đổ mồ hôi khiến tóc bết dính; thói quen sờ tay lên trán, v.v.. Bên cạnh các tác nhân nội tiết bên trong thì những hoạt động vô ý thường ngày cũng sẽ dễ dàng trở thành nguyên nhân bịmụn ẩn trên trán.
Mụn ẩn ở má
Da mặt không được vệ sinh đủ, lựa chọn mỹ phẩm không phù hợp và sử dụng sai cách là nguyên nhân dẫn đến mụn ẩn ở má.
Da sần sùi mụn ẩn vùng má gây khó chịu và nhiều bất tiện trong việc dưỡng da. Nếu chăm sóc mụn ẩn không đúng cách, từ má lan thành mụn ẩn đầy mặt là hoàn toàn có thể.
Mụn ẩn ở cằm
Dù không nhiều dầu như trán hay mỏng và vùng da nhạy cảm như má, tuy nhiên vùng cằm có tần suất tiếp xúc với bàn tay ta tương đương với hai bên má và nổi mụn ẩn dễ dàng như các khu vực da khác. Mụn ẩn dưới cằm có thể kết thành từng cụm, và sự lồi lõm của khu vực này gây không ít khó khăn để lấy mụn.
Ngoài các vị trí trên mặt, mụn ẩn cũng có thể xuất hiện ở lưng, ngực hay hai bắp cánh tay,…
Nguyên nhân hình thành mụn ẩn dưới da
1. Lỗ chân lông to
Lỗ chân lông to là hệ quả của tuyến dầu nhờn trên da hoạt động mạnh, khiến bụi bẩn, tế bào chết tích tụ lại. Đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn tấn công và gây mụn. Nếu không có các bước skincare cho da mụn thì bên cạnh mụn ẩn các loại mụn khác như mụn đầu đen ở mũi, mụn bọc ở cằm, mụn bọc ở mũi cũng rất dễ xuất hiện.
2. Không làm sạch da mặt đúng cách
Rửa mặt sơ sài hoặc chỉ rửa bằng nước sẽ không làm sạch sâu làn da, nhất là với da dầu mụn thì quy trình skincare cho da dầu mụn nếu không triệt để lấy đi lương dầu thừa. Lúc này, bụi bẩn, tế bào chết, lớp trang điểm còn sót lại trên da sẽ tích tụ lâu ngày, làm bít tắc lỗ chân lông và gây mụn. Mặt khác, rửa mặt quá nhiều lần mỗi ngày sẽ làm mất lớp dầu tự nhiên trên da, khiến da bị khô, dễ kích ứng và gây mụn.
3. Sử dụng mỹ phẩm không an toàn
Sử dụng mỹ phẩm là điều không thể thiếu của nhiều chị em. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng, chứa thành phần độc hại sẽ gây tổn thương da, phá hủy hệ miễn dịch của đa. Khi da đã trở nên yếu đi thì cũng là lúc mụn ẩn hình thành nhiều và lan rộng.
4. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Một số thói quen sinh hoạt không lành mạnh như ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, thức ăn nhanh, thức ăn nhiều đường, thức khuya, mất ngủ, căng thẳng, stress thường xuyên,… đều có thể khiến da bị mụn ẩn.
Một thói quen xấu khác là thường xuyên sờ tay lên mặt. Bàn tay là nơi tập trung nhiều vi khuẩn nên nếu đưa tay chạm lên mặt sẽ làm cho vị khuẩn tấn công da mặt dễ dàng hơn và gây mụn.
5. Do các vấn đề bên trong cơ thể
Rối loạn nội tiết tố, hormone testosterone hoặc androgen tăng cao sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, làm tăng lượng dầu nhờn trên da. Dầu nhờn kết hợp tế bào chết, bụi bẩn tích tụ lại sẽ gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của mụn ẩn cũng có thể là cảnh báo sức khỏe gan có vấn đề. Bởi khi chức năng gan bị ảnh hưởng thì sẽ cản trở quá trình đào thải độc tố, những chất độc tích tụ lâu ngày sẽ gây mụn ẩn.
5 bước điều trị mụn ẩn dứt điểm chuẩn y khoa
1. Double Cleansing
Double cleansing là phương pháp làm sạch kép, hiểu một cách đơn giản là làm sạch hai lần liên quan đến việc sử dụng hai loại chất tẩy rửa khác nhau, điển hình như tẩy trang và sữa rửa mặt.
Với double cleansing thì các sản phẩm tẩy trang dạng gốc dầu (dầu tẩy trang, sáp tẩy trang,…) được ưu tiên dùng hơn cả trong bước tẩy trang.
Xu hướng này bắt nguồn từ phương pháp làm đẹp của phụ nữ Nhật Bản và có sức ảnh hưởng lớn đến cộng đồng làm đẹp trên thế giới nhờ lợi ích làm sạch sâu cho làn da bằng sản phẩm tẩy trang gốc dầu. Khác với dòng nước tẩy trang dịu nhẹ, dầu tẩy trang/ sáp tẩy trang có khả năng làm sạch sâu hơn, loại bỏ các tạp chất và cặn lớp trang điểm dày, đậm màu, các sản phẩm makeup lâu trôi hay kem chống nắng lâu trôi tối ưu hơn.
2. Hãy thêm Retinol vào routine
Retinol là một dẫn xuất của Vitamin A giúp đẩy nhanh tốc độ thay mới các tế bào, từ đó thúc đẩy các nhân mụn lên trên bề mặt da và giải quyết triệt để tình trạng mụn ẩn trên da. Bên cạnh đó, Retinol cũng giúp chống lão hóa, tăng sinh Collagen và mờ thâm nám hiệu quả.
Mặc dù vậy, không phải ai cũng có thể áp dụng cách trị mụn ẩn dưới da này bởi Retinol không phải phù hợp với mọi loại da. Vì thế, nếu bạn đang bị mụn ẩn và muốn điều trị theo cách này thì nên gặp bác sĩ để được tư vấn. Bạn lưu ý, Retinol chỉ nên sử dụng vào ban đêm vì thành phần này có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.
3. Kết hợp điều trị mụn ẩn bằng BHA
BHA là một thành phần giúp làm sạch da hiệu quả. BHA là axit tan trong dầu với loại được dùng phổ biến nhất hiện nay là Salicylic Acid. Nhờ khả năng làm sạch và loại bỏ tế bào chết tối ưu nên BHA được xem là sản phẩm tuyệt vời giúp hỗ trợ điều trị mụn ẩn trên da, làm khô các cồi mụn và đẩy chúng lên trên bề mặt da.
Việc kết hợp BHA và Retinol trong cùng một chu trình skincare có thể mang tới hiệu quả vượt trội giúp điều trị mụn ẩn trên da. Tuy nhiên, để hạn chế khả năng xảy ra kích ứng, bạn nên áp dụng theo cách kết hợp cụ thể sau đây:
- Khi dùng chung BHA và Retinol trong chu trình skincare, nên dùng BHA trước 30 phút rồi mới dùng Retinol.
- Dùng BHA và Retinol cách ngày, nghĩa là dùng BHA hôm nay thì Retinol sẽ dùng vào ngày hôm sau.
4. Không tự ý nặn mụn ẩn
Mụn ẩn dưới da và khó để nhìn thấy bằng mắt thường nên việc nặn mụn là vô cùng khó khăn, thậm chí dễ để lại tổn thương trên da, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập hơn gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Khi mụn ẩn chưa được đẩy lên và cồi mụn chưa khô, không thể nặn mụn ẩn ra bằng tay được. Bên cạnh đó, dùng tay để nặn mụn ẩn có thể mang thêm vi khuẩn từ tay lên mặt. Vi khuẩn và bã nhờn kết hợp sẽ trở thành mụn sưng, mụn viêm.
Để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn không nên tự ý nặn mụn ẩn mà nên sử dụng các sản phẩm đặc trị hoặc trực tiếp đến phòng khám Da liễu để các chuyên viên y tế có kỹ năng lấy nhân mụn ẩn thực hiện.
5. Thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh
Một cơ thể khỏe mạnh cũng sẽ giúp bạn có được một làn da khỏe, ngăn ngừa mụn ẩn. Để có được điều này, bạn nên chú ý tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày và xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Cụ thể, bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế chất béo, đường, sữa và uống đủ nước mỗi ngày.
Tất cả những thông tin và quy trình chăm sóc điều trị mụn ẩn đều được các bác sĩ của Skinista dựa trên kiến thức, trải nghiệm và những phản hồi tích cực từ các khách hàng. Các bạn hãy thực hiện ngay hôm nay và lựa chọn các sản phẩm chính hãng trên gian hàng SKINISTA skinshopvn để cảm nhận sự thay đổi đáng kinh ngạc từ làn da nhé!